KẾ HOẠCH DẠY THÊM, HỌC THÊM THEO THÔNG TƯ 29/TT- BGD ĐT
UBND HUYỆN HÀ TRUNG
|
|
KẾ HOẠCH
Dạy thêm, học thêm năm học 2024 - 2025
Căn cứ Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Bộ giáo dục và đào tạo về quy định dạy thêm, học thêm.
Thực hiện Quyết định số 3402/QĐ - UBND ngày 15/8/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2024- 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 3500/QĐ-THCS, ngày 16 tháng 9 năm 2024 của UBND huyện Hà Trung về việc Ban hành Kế hoạch công tác năm học 2024 2025 của ngành GD&ĐT Hà Trung; Công văn số 446 /PGD&ĐT, ngày 16 tháng 9 năm 2024 của phòng GD&ĐT Hà Trung về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024- 2025;
Căn cứ tình hình thực tế nhà trường, trường THCS Yến Sơn xây dựng kế hoạch dạy thêm, học thêm theo TT29/BGD&ĐT năm học 2024 -2025 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
Trường THCS Yến Sơn có 15 lớp học với 543 học sinh. Lớp 9 có 104 học sinh chia làm 3 lớp. Nhà trường cơ bản có đầy đủ trang thiết bị phòng học đảm bảo cho việc tổ chức ôn tập cho học sinh.
Phần lớn giáo viên nhiệt tình, tâm huyết có chuyên môn vững vàng. Có kinh nghiệm giảng dạy, luôn gần gũi thân thiện với HS. Giáo viên thực hiện soạn giảng dạy nghiêm túc, chu đáo theo thời khóa biểu, ký sổ đầu bài và nhận xét từng tiết học, theo dõi sát sao tình hình học tập, rèn luyện của học sinh.
Được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp lãnh đạo, của các bậc cha mẹ học sinh.
2. Khó khăn
Nhiều HS chưa có động lực cố gắng, phấn đấu trong học tập, thiếu hụt kiến thức: Chưa tự giác học tập, chưa chăm chỉ còn lười học tập do sức học quá yếu, còn để thầy cô nhắc nhở thường xuyên. Học sinh còn nhút nhát, chưa có sự tự tin trong học tập và hoạt động tập thể.
Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chưa được sự quan tâm của gia đình trong việc học tập, sinh hoạt. Kết quả học tập, điểm kiểm tra chưa cao.
Một số phụ huynh học sinh còn chưa có biện pháp và thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn có tư tưởng phó mặc cho nhà trường.
II. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
Ôn tập lớp 9 nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Đảm bảo huy động tối đa học sinh tốt nghiệp THCS thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, trang bị kiến thức cơ bản để học sinh vào học THPT.
Đảm bảo 100% học sinh đã tốt nghiệp THCS trở lên có nguyện vọng tiếp tục đi học đều được tuyển vào các trường THPT công lập, dân lập, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tuyển học sinh tốt nghiệp THCS.
Hướng dẫn tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng, công khai, tạo thuận lợi cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Hệ thống và khắc sâu toàn bộ kiến thức cơ bản toàn cấp cho học sinh (tập trung chủ yếu trong chương trình lớp 9).
Rèn kĩ năng và phương pháp làm bài thi cho học sinh, sửa các lỗi học sinh hay mắc phải trong quá trình làm bài thi.
Giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản, kĩ năng làm bài thi, tạo tâm thế tự tin cho học sinh bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT đạt kết quả tốt nhất.
Nâng cao chất lượng mũi nhọn đối với HS K6,7,8 đảm bảo chỉ tiêu đề ra trong năm học.
Giúp học sinh chưa đạt ở học kỳ liền trước có thể có kết quả xếp loại học lực Đạt.
2. Yêu cầu.
2.1. Đối với BGH.
Rà soát kết quả học tập phân loại đối tượng học sinh để thu nhận đơn của học sinh. Tổ chức ôn tập, bồi dưỡng, phụ đạo cho phù hợp đối tượng HS, sát khả năng tiếp thu của từng đối tượng, phân lớp hợp lý theo đối tượng học sinh.
Quản lý, phân công giảng dạy, xếp thời khoá biểu. Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian để giáo viên, học sinh hoàn thành kế hoạch học tập, tham dự thi, giao lưu, kiểm trra định kỳ có hiệu quả.
Lên kế hoạch kiểm tra đột xuất việc ôn tập của HS tại gia đình vào buổi tối. Trao đổi kịp thời với phụ huynh học sinh.
Tổ chức kiểm tra khảo sát toàn bộ HS khối 9 ( ngoài khảo sát của Phòng và Sở GDĐT).
Định hướng và tư vấn cho phụ huynh và học sinh chọn trường dự thi cho phù hợp với khả năng học tập và điều kiện gia đình, tuyên truyền phân luồng học sinh sau THCS. Phối hợp với các cơ sở giáo dục phổ thông, các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh sau khi tốt nghiệp THCS vào học tại các cơ sở nghề nghiệp.
Thống nhất kế hoạch ôn luyện tạo điều kiện để các em học sinh ôn luyện tốt; phối hợp với các gia đình hỗ trợ, quan tâm, nhắc nhở và động viên học sinh ôn tập.
Chuẩn bị địa điểm và cơ sở vật chất để tổ chức các lớp ôn tập cho học sinh.
Điều chỉnh kịp thời cách thức ôn tập cho HS thích ứng, linh hoạt với tình hình thực tế.
Quản lý tốt nền nếp giảng dạy và học tập. Thực hiện nội dung, kế hoạch ôn luyện, thường xuyên dự giờ thăm lớp, cuối tuần có đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện ôn luyện.
Ký duyệt Kế hoạch bài dạy của giáo viên trước khi lên lớp.
2.2. Đối với giáo viên
Xây dựng chương trình và kế hoạch ôn tập chi tiết cho từng tuần nộp về bộ phận chuyên môn nhà trường ký duyệt.
Có đủ tài liệu, kế hoạch bài dạy khi lên lớp, ký sổ đầu bài đầy đủ sau mỗi buổi dạy, có sổ ghi kết quả các lần khảo sát của từng học sinh; hệ thống đề kiểm tra, khảo sát.
Khi biên soạn tài liệu ôn thi cần bám sát tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng bộ môn toàn cấp học, sách giáo khoa, sách bài tập, các đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT của các năm trước và Tài liệu bồi dưỡng học sinh vào lớp 10 THPT; Cấu trúc đề HSG của PGD, SGD. Trong khi giảng dạy giáo viên cần quan tâm giúp đỡ học sinh nâng cao các mức độ thông hiểu và vận dụng kiến thức.
2.3. Đối với học sinh, phụ huynh.
Có đơn xin đăng kí học thêm, đơn có ý kiến của cha mẹ học sinh (theo mẫu quy định ở TT29/BGDĐT)
Có đủ sách, vở và tài liệu ôn thi theo yêu cầu của thầy, cô giáo giảng dạy.
Đi học đúng giờ và thực hiện đầy đủ các nội quy, quy định của nhà trường.
Trong giờ học: Chăm chú nghe giảng, sôi nổi học tập, cố gắng trong mọi hoàn cảnh. Ở nhà: Hoàn thành bài tập giao về nhà, rèn kỹ năng làm bài, rèn chữ viết. Hoàn thành các bài tập, học thuộc các kiến thức thầy cô giao, nếu không hoàn thành thì phải làm đi làm lại ít nhất 3 lần, chép đi chép lại nội dung không thuộc theo quy định của thầy cô dạy. Hoàn thành yêu cầu bài học mới ra về.
Phụ huynh: Tạo điều kiện, quan tâm đôn đốc con em học tập, thường xuyên và tin tưởng, thực hiện theo đề nghị, kế hoạch của nhà trường, thầy giáo, cô giáo dạy. Nghỉ học phải có giấy xin phép của phụ huynh.
Đồng hành cùng nhà trường và các thầy cô trong công tác GD đạo đức, ý thức học tập.
III. Đối tượng, số lớp và bộ môn ôn thi.
1. Đối tượng: Là những học sinh lớp 6,7,8,9 quy định tại TT29/BGDĐT năm học 2024 - 2025 của nhà trường.
2. Số lớp:
Đối với lớp 9 tuỳ theo số lượng HS đăng kí để chia lớp. Trên cơ sở mỗi lớp không quá 40 HS.
Đối với lớp 6,7,8 phân chia các đội tuyển, môn học phụ đạo căn cứ vào nguyện vọng đăng ký của của HS.
3. Môn học thêm
Theo nguyện vọng của học sinh.
IV. Thời gian và số tiết ôn thi. Tài chính.
1. Thời gian:
Dự kiến từ ngày 20/02/2025 đến 10/6/2025
2. Tổng số tiết ôn tập:
Đối với Khối 9: Dự kiến 96 tiết
Môn Toán: 32 tiết.
Môn Ngữ văn: 32 tiết.
Môn Tiếng Anh: 32 tiết.
Đối với khối K6;7;8: Dự kiến 20 tiết/môn đăng ký.
3. Tài chính.
Thực hiện theo theo hướng dẫn của Thông tư số: 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Bộ giáo dục và đào tạo về quy định dạy thêm, học thêm; theo Quy định của UBND tỉnh Thanh Hoá và SGDĐT Thanh Hoá.
4. Nội dung ôn tập.
* Trong quá trình ôn luyện chia thành 03 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Ôn luyện kiến thức cơ bản.
Giai đoạn 2: Ôn luyện chuyên đề.
Giai đoạn 3: Ôn luyện kiến thức tổng hợp theo đề thi hoàn chỉnh.
* Nội dung ôn luyện:
Bám theo chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo khoa, sách bài tập và tham khảo tài liệu ôn tập của Tổ bộ môn để biên soạn kế hoạch nội dung ôn tập cho nhà trường (cần chú ý các kiến thức của lớp dưới có liên quan).
5. Phân công lớp dạy và chủ nhiệm
STT | Họ và tên giáo viên | Phân công | Ghi chú |
1 | Nguyễn Xuân Chi | Ôn thi Văn 9A;B | Phụ trách 9B |
2 | Nguyễn Thị Toán | Ôn thi Văn 9C |
|
3 | Lê Thị Lệ | Ôn thi Toán 9A,B | Phụ trách 9A |
4 | Nguyễn Thị Lan | Ôn thi Toán 9C |
|
5 | Nguyễn Thị Thu Hương | Ôn thi Anh 9A;B |
|
6 | Vũ Thanh Sơn | Ôn thi Anh 9C; BD, PĐ Anh 6;8 | Phụ trách 9C |
7 | TrịnhVân; Tạ Hiền; Trình Hoa | BD,PĐ KHTN 6,7,8 |
|
8 | Lê Văn Hùng | BD KHTN 8 |
|
9 | Mai Hương Giang; Cao Thuý | BD, PĐToán 6 |
|
10 | Vũ Thị Hà | BD, PĐ Văn 6 |
|
11 | Lê Mai Đỗ Hoa | BD, PĐ LS-ĐL 6,7,8 |
|
12 | Nguyễn Hương; Nguyễn Phượng | BD, PĐ Anh 6;7 |
|
13 | Trần Bích Nguyễn Toán | BD, PĐ Văn 8 |
|
14 | Đường Thị Lý Nguyễn Thị Diệp | BD, PĐ Toán 8, PĐ Tin 6,7,8. |
|
15 | Nguyễn Thị Lan | BD, PĐToán 7 |
|
16 | Hoàng Hương Nguyễn Hạnh | BD, PĐ Văn 7 |
|
17 | Phạm Thị Thuỷ | BD, PĐ GDCD 6,7,8 |
|
18 | Trần Thị Ngọc Hà | PĐ Công nghệ 6,7,8 |
|
19 | Mai Văn Cường | PĐ KHTN 6,7,8 |
|
V. Tổ chức thực hiện.
1. Ban Giám hiệu
Xây dựng kế hoạch dạy thêm, học thêm cho các đối tượng quy định tại Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT và nộp kế hoạch về Phòng GDĐT, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tình hình tổ chức thực hiện ôn luyện của nhà trường.
2. Giáo viên luyện thi.
Tham vấn, phân luồng cho PH và HS lựa chọn trường phù hợp với năng lực của học sinh.
Thực hiện nghiêm túc kế hoạch và báo cáo kịp thời với BGH khi có thay đổi.
3. Đối với phụ huynh và học sinh
Phụ huynh: Theo dõi, giám sát con em thực hiện đúng kế hoạch và phối hợp thường xuyên với nhà trường, GVCN, GVBM.
Học sinh: Tuân thủ nghiêm túc kế hoạch của nhà trường.
Trên đây là kế hoạch dạy thêm, học thêm năm học 2024 2025 theo Thông tư 29/2024. Nhà trường đề nghị cán bộ, giáo viên, các bậc
phụ huynh, học sinh thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả.
Nơi nhận: - PGDĐT (để b/c); - PHT để chỉ đạo; | HIỆU TRƯỞNG
|
|
|
Tin khác
Tin nóng
Quê tôi


