KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS YẾN SƠN GIAI ĐOẠN 2021-2025

Đăng lúc: 20:40:17 06/12/2023 (GMT+7)


      UBND HUYỆN HÀ TRUNG       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM       TRƯỜNG THCS YẾN SƠN                       Độc  lập - Tự do - Hạnh phúc

           Số: 02/KH-THCS                                                             Yến Sơn, ngày 11  tháng 02 năm 2021

                                                                  

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG THCS YẾN SƠN GIAI ĐOẠN 2021-2025

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

     
Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 201
6 – 2020 của trường THCS Hà Ninh và trường THCS Hà Lâm (trước khi sáp nhập) trường THCS Yến Sơn xây dựng Kế hoạch Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 như sau:

I. TỔNG QUAN VỀ NHÀ TRƯỜNG.

1.Tóm tắt về lịch sử nhà trường . 

Trường THCS Yến Sơn đóng trên 2 khu: khu A thôn Đa Quả 2, khu B thôn Bình Lâm của xã Yến Sơn – huyện Hà Trung – tỉnh Thanh Hóa. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên 1.282,25 ha; có 2.310 hộ với 8.025 nhân khẩu. Trường được sáp nhập từ trường THCS Hà Ninh và trường THCS Hà Lâm ngày 09/12/2021 theo Quyết định số 11640/QĐ-UBND, ngày 06/12/2021 của Chủ tịch UBND huyện Hà Trung.

2. Điểm mạnh.

a. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

          - Đội ngũ CB, GV, NV:

          Tổng số CB, GV, NV: 30 (Liên trường: 2; biên chế 30, hợp đồng 0)

          Trong đó:

                   - Nữ: 24/30= 80%;

                   - Đảng viên: 27/30 = 90%. TCLLCT 5.

                   - Quản lý: 3 (Trên chuẩn 3, TCLLCT 3).

             - Giáo viên: 24,5 ( Chuẩn 24,5; GV văn hóa: 22; GV đặc thù: 2,5;  dôi 1,7 )

                   - Nhân viên HC: 03; dôi 01

- Quản lý đã có thời gian kinh nghiệm trên 5 năm, có nhiều cố gắng đầu tư, sáng tạo trong công tác tổ chức quản lý. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế nhà trường và tình hình địa phương của xã Yến Sơn (Từ 01/12/2019). Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất, đổi mới và kế hoạch xây dựng kiểm tra nội bộ mang tính toàn diện các mặt hoạt động của nhà trường.

- Ban giám hiệu,  tổ trưởng, tổ phó chuyên môn được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Có tinh thần trách nhiệm cao.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên : Đảm bảo chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Có trách nhiệm, nhiệt tình, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển. Tỉ lệ giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện  100%, cấp tỉnh  5/24,5 (20,4%).

b. Chất lượng học sinh:

        Chất lượng giáo dục 5 năm gần đây:

- Trường THCS Hà Ninh (cũ)

*Học lực

Năm học

TS HS

Giỏi

Khá

T.Bình

Yếu

HSG

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Huyện

Tỉnh

2016-2017

217

50

23

90

41,5

72

33,2

5

2,3

26

6(2VH)

2017- 2018

219

61

27,9

86

39,3

68

31,1

4

1,8

35

7(2VH)

2018- 2019

236

61

25,8

89

37,7

80

33,9

6

2,6

9

1

2019- 2020

244

63

25,8

92

37,7

85

34,8

4

1,7

26

7 TD

2020- 2021

276

73

26,45

122

40,2

77

27,9

4

1,45

21

2 (1VH + LS

                           

* Hạnh kiểm

Năm học

TS HS

Tốt

Khá

T.Bình

Yếu

Ghi chú

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2016 - 2017

217

171

78,8

41

18,9

5

2,3

0

0

 

2017 -2018

219

171

78,1

33

15,1

5

2,38

0

0

 

2018-2019

236

204

86,4

28

11,9

4

1,7

0

0

 

2019 - 2020

244

206

84,4

34

13,9

4

1,7

0

0

 

2020 - 2021

276

223

80,80

48

17,39

5

1,81

0

0

 

 

*Tốt nghiệp THCS,  Vào THPT:

 

Năm học

Tổng số HS lớp 9

TN THCS

Vào 10 THPT

SL

%

SL

%

Xếp thứ hạng

2016 – 2017

53

53

100

52

98,1

6/24

2017 - 2018

53

53

100

48

90,6

4/24

2018 - 2019

56

56

100

55

98,2

4/24

2019 - 2020

47

47

100

45

95,7

2/22

2020 - 2021

64

64

100

59

92,2

9/21

 

- Trường THCS Hà Lâm (cũ)

*Học lực

Năm học

TS HS

Giỏi

Khá

T.Bình

Yếu

HSG

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Huyện

Tỉnh

2016-2017

169

18

10.65

50

29.59

100

59.17

1

0.59

20

3

2017- 2018

163

20

12.27

45

27.61

92

56.44

6

3.68

24

4

2018- 2019

150

17

11.33

52

34.67

80

53.33

1

0.67

14

1

2019- 2020

149

19

12.75

50

33.56

79

53.33

1

0.67

10

7

2020- 2021

135

21

15.56

50

37.04

64

47.41

0

0

9

0

                           

 

 

Năm học

Giải cấp Huyện

Giải cấp Tỉnh

Tổng giải

Nhất

Nhì

Ba

KK

Nhất

Nhì

Ba

KK

 

2015-2016

1

4

7

9

 

1

1

3

26

2016-2017

0

6

5

9

 

1

1

1

23

2017-2018

2

5

5

12

 

 

1

3

28

Tổng 3 năm

3

15

17

30

 

2

3

7

77

 

 

 

* Hạnh kiểm

Năm học

TS HS

Tốt

Khá

T.Bình

Yếu

Ghi chú

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2016 - 2017

169

125

73.96

44

26.04

0

0

0

0

 

2017 -2018

163

136

83.44

26

15.95

0

0

0

0

 

2018-2019

150

138

92.0

12

8.0

0

0

0

0

 

2019 - 2020

149

131

87.92

18

12.08

0

0

0

0

 

2020 - 2021

135

126

93.33

9

6.67

0

0

0

0

 

*Tốt nghiệp THCS,  Vào THPT:

Năm học

Tổng số HS lớp 9

TN THCS

Vào 10 THPT

SL

%

SL

%

Xếp thứ hạng

2016 – 2017

39

39

100.0

38

97.4

12/24

2017 - 2018

45

45

100.0

20

44.4

21/24

2018 - 2019

34

34

100.0

30

88.2

17/24

2019 - 2020

49

49

100.0

41

83.7

12/24

2020 - 2021

37

37

100.0

35

94.6

11/21

 

Ghi chú: Từ 16 – 17 đi học cả BTTHPT là 100%

          c. Về cơ sở vật chất :

Khu A:

          + Diện tích: 4 410m2 trong đó đất xây dựng: 1050m2; sân chơi:1300 m2; bãi tập: 8950 m2; vườn hoa cây cảnh: 410m2.

         + Phòng học: 8 phòng ( kiên cố: 8); phòng học bộ môn: 3 (kiên cố: 3, thiếu 1 phòng nhạc, 1 phòng học ngoại ngữ); phòng chức năng: 7 ( kiên cố: 6, cấp 4: 1); công trình vệ sinh: 2 (kiên cố 2); nhà bảo vệ: 1.

          + Nhà trường đã có hệ thống điện, nước, cây xanh tương đối đảm bảo.

          + Đồ dùng dạy học: 4 bộ được cấp từ chương trình thay sách đã hư hỏng nhiều + 1 bộ được cấp 03/02/2015 + bộ SGK, STK, Bản đồ mua sắm tháng 12/2017+ 1 bộ được cấp tháng 12/2018.

          - Máy vi tính: 11 (Dùng dạy học: 8; dùng  VP: 3)

          - Máy chiếu: 3

          - Loa đài, tăng âm: 01 bộ; Ti vi dạy học: 02.

          - Bàn ghế 2 chỗ ngồi: 150 bộ

          - Sách các loại: 2.166 cuốn (giáo khoa: 760; sách giáo viên: 520; sách tham khảo: 7100; truyện: 176) và các trang TB khác.

 Khu B:

+ Diện tích: 3020 m2. Trong đó đất xây dựng: 950 m2; Sân chơi1180 m2; Vườn hoa cây cảnh 210m2.

 + Phòng học 4 (Kiên cố 4) ; 1 phòng học nghệ thuật; 1 thư viên; 1 thiết bị; 1 y tế học đường; 1 phòng họp; 1 phòng tin; 1 nhà bảo vệ; 1 phòng đội, hội, đoàn thể ( Tất cả đều kiên cố)

+ Có hệ thông điện, nước,  cây xanh tương đối đảm bảo.

+ Đồ dùng dạy học đã được cấp 4 bộ từ chương trình thay sách đến nay đã hư hỏng nhiều.

+ Sách các loại 2.392 cuốn ( SGK 941 cuốn, SGV có 348 cuốn, STK 992 cuốn, truyện  51 cuốn).

+ Máy vi tính có: 1 máy bàn và 1 láp tóp đã hỏng, 1 máy in đang còn đùng tạm được.

+ 2 máy chiếu đa năng đã hỏng.

+ Tăng âm loa dài 1 bộ : đã hỏng.

+ Bàn ghế 2 chỗ ngồi:82 bộ.

 d. Tóm tắt thành tích của nhà trường các năm qua:

-  Toàn trường đã triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Các cuộc vận động của  ngành giáo dục có hiệu quả tác động làm chuyển biến tốt  các hoạt động giáo dục, hoàn thành tốt nhiệm vụ các năm học.

-  Duy trì sĩ số đạt 100%.

- Giữ vững chất lượng giáo dục ổn định.

             + Tỉ lệ được công nhận lên lớp đạt 100%, Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99% trở lên .

             + Tỉ lệ học sinh khá, giỏi đạt trên 50%; hạn chế tỉ lệ  học sinh yếu kém dưới 5% ; Có nhiều học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

-  Tham gia các phong trào và Hội thi ở cấp huyện, cấp tỉnh đạt thành tích cao: Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

-  Cơ sở vật chất, môi trường ‘xanh, sạch, đẹp” trường học ngày càng được cải thiện khang trang.

-  Trường THCS Hà Ninh (cũ) được UBND tỉnh công nhận Tập thể Lao động xuất sắc năm học 2019 – 2020,  Bằng khen của Bộ GD&ĐT năm học 2017 – 2018; 2020 – 2021. Chi bộ đạt Chi bộ trong sạch, vững mạnh nhiều năm liền. Công đoàn cơ sở đạt Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc, được Công đoàn ngành tặng giấy khen, Liên Đội Thiếu niên đạt Liên Đội mạnh.

3. Điểm hạn chế.

- Tổ chức quản lý của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo duy trì, nâng cao chất lượng mũi nhọn (HSG văn hóa cấp tỉnh).

+ Điều kiện về nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất chưa đáp ứng quản lý và các hoạt động giáo dục theo yêu cầu ngày càng đổi mới và Kiểm định chất lượng công nhận đạt CQG theo Thông tư 18/2018 của Bộ GD&ĐT.

- Đội ngũ giáo viên, nhân viên.

+ Đội  ngũ giáo viên vẫn còn chênh lệch về năng lực, việc bố trí công tác có khó khăn, chưa phát huy cao tiềm lực.

+ Một bộ phận giáo viên tiếp cận công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp giảng dạy còn hạn chế.

- Chất lượng học sinh.  Khẳng định được sự ổn định, nhưng vẫn còn một số học sinh ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt.

- Cơ sở vật chất.  Chất lượng 1 số phòng chức năng chưa đảm bảo (phòng y tế học đường đang cấp 4, phòng Đoàn – Đội đang cấp 4 và không đảm bảo diện tích); chưa có phòng đa  năng, phòng học bộ môn Âm nhạc, Phòng học bộ môn Mĩ thuật, phòng học bộ môn KHXH, phòng truyền thống, phòng các tổ chuyên môn. Có thể chuyển 3 phòng học dôi theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 5 năm 2020 sang 3 phòng học nhưng thiếu diện tích ( mới có 42m2, yêu cầu 60m2)

- Trang thiết bị dạy học.  Trang thiết bị công nghệ thông tin chưa đáp ứng nhu cầu (thiếu 5 ti vi, máy tính xách tay để  ứng dụng CNTT trong giảng dạy).

- Kinh phí ngân sách.  Kinh phí để phục vụ các hoạt động giáo dục còn hạn chế.

4. Thời cơ.

- Đảng uỷ, HĐND, UBND, các tổ chức đoàn thể xã Yến Sơn luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp và cộng tác tạo điều kiện cho trường hoạt động.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, năng động, có chí cầu tiến,  giáo viên đa số có năng lực giảng dạy và giáo dục.

- Cha mẹ học sinh, các Ban đại diện cha mẹ học sinh, các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục học sinh.

5. Thách thức.

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy học và giáo dục theo yêu cầu ngày càng đổi mới và Kiểm định chất lượng công nhận đạt CQG trong năm 2022.

- Năng lực của một vài giáo viên, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Nhận thức của một bộ phận cha mẹ học sinh về yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế còn hạn chế;  nhiều gia đình bố mẹ đi làm xa thiếu quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em dẫn đến hiệu quả của việc phối hợp giáo dục chưa cao.

- Tình hình phát triển kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của học sinh; các tệ nạn xã hội còn tồn tại ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường giáo dục. 

6. Xác định các vấn đề ưu tiên.

- Tập trung các giải pháp tích cực giữ vững số lượng học sinh trong nhà trường,  duy trì chất lượng học sinh giỏi, giữ vững chất lượng đạt trà,  chất lượng vào THPT .

- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có đủ năng lực và tâm huyết thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của nhà trường trong giai đoạn mới.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy - học và công tác quản lý phù hợp, thiết thực theo hướng ngày càng tiếp cận công nghệ mới để nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả công tác.

- Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra và tự đánh giá đúng chuẩn đánh giá HT, PHT, chuẩn nghề nghiệp GV,  kiểm định chất lượng giáo dục.

- Xây dựng văn hoá Nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp các công trình, duy tu sửa chữa các hạng mục xuống cấp, tăng cường trang thiết bị dạy học, thực hành bộ môn và phương tiện công nghệ thông tin.

- Tăng cường CSVC đảm bảo theo yêu cầu KĐCL công nhận trường đạt CQG năm 2022 hoặc 2023.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, thu hút nguồn lực tinh thần, vật chất từ các đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể .

 II. SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ CƠ BẢN  VÀ TẦM NHÌN.

1. Sứ mệnh.

          Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, có chất lượng cao, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị ngày càng đẩy đủ và hiện đại để mỗi học sinh đều có cơ hội học tập và phát triển toàn diện về nhân cách.

2. Các giá trị cơ bản để thực hiện sứ mệnh.

- Tinh thần trách nhiệm           - Tinh thần đoàn kết;

- Tinh thần hợp tác        - Tinh thần cầu tiến;

- Tính trung thực            - Tính sáng tạo;

- Lòng tự trọng               - Lòng nhân ái.

                   - Khát vọng vươn lên.

3. Tầm nhìn.

        Mô hình nhà trường THCS Yến Sơn (sáp nhập của trường THCS Hà Ninh và trường THCS Hà Lâm) đến năm 2030 là trường có chất lượng giáo dục toàn diện  trong tốp 10 của huyện Hà Trung, có cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại và là trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2.

III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG.

1. Mục tiêu.

1.1. Mục tiêu tổng quát.

Xây dựng nhà trường có chất lượng giáo dục ở tốp 10 của huyện, phù hợp với mô hình giáo dục hiện đại, và  xu thế phát triển của  địa phương, của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong  điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

1.2. Các mục tiêu cụ thể và lộ trình.

- Mục tiêu ngắn hạn:  Đến năm 2021, Trường THCS Yến Sơn đảm bảo việc dạy học theo chương trình thay sách lớp 6; giữ vững chất lượng giáo dục;  xây dựng trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2 (đảm bảo các hạng mục ở Thông tư 13/2020 của Bộ GD&ĐT). Cùng với xã đạt mục tiêu xây dựng xã đạt CQG NTM.

- Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2022, cơ sở vật chất - kỹ thuật trang thiết bị đầy đủ; tu sửa sân trường phía trước và phía sau, toàn bộ cửa dãy nhà 2 tầng cũ. Cùng với xã xây dựng xã đạt CQG NTM nâng cao.

- Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2030, nhà trường đạt được các mục tiêu sau:

+ Trường được dồn về  1 khu với diện tích từ 0,6 ha - 1ha.  Cơ sở vật chất – kỹ thuật đầy đủ, trang thiết bị đáp ứng đảm bảo yêu cầu dạy học trong tình hình mới; phù hợp với mô hình giáo dục hiện đại và xu thế phát triển của địa phương, của cả nước;

+ Chất lượng giáo dục được khẳng định bền vững;

+ Nhà trường giữ vững trường chuẩn quốc gia mức độ 2, từng bước xây dựng trường đạt CQG mức độ 3.

+ 2. Chỉ tiêu.

2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Cán bộ quản lý:  100%  đáp ứng tốt yêu cầu về ngoại ngữ; thành thạo ứng dụng CNTT mới trong quản lý, xếp loại hàng năm đạt chuẩn mức Khá trở lên.

- Giáo viên.

          + Đến 2025: 100% có bằng ĐHSP, Tin học, Ngoại ngữ,  sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm ứng dụng trong dạy học và công tác, có kỹ năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới trong dạy học.

          + Đến 2030: có giáo viên theo học đào tạo sau Đại học, có kỹ năng ứng dụng công nghệ mới trong công tác,  dạy học.

 - Nhân viên:  Có kỹ năng sử dụng thành thạo máy móc, phương tiện CNTT đáp ứng ngày càng cao yêu cầu công việc, tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới trong công tác.

2.2. Học sinh.

          + Đạt và vượt chỉ tiêu được giao hàng năm của PGD&ĐT.

          + Tốt nghiệp THCS qua các năm đạt 100 % vào THPT xếp tốp 5 của huyện.

          + Hàng năm có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

                    + Học sinh có kỹ năng sống cơ bản, giao tiếp văn hóa, tự nguyện tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

3. Phương châm hành động: “Chất lượng giáo dục là uy tín, danh dự của nhà trường”.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.

1. Các giải pháp chung.

- Tập trung thực hiện Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09 tháng 6 năm 2014 Ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về “ Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hòa nhập quốc tế”;  Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện, Đảng ủy, HĐND xã về công tác Giáo dục và Đào tạo.

-  Thực hiện nội dung kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường, nâng cao nhận thức và hành động của tập thể, tập trung xây dựng và phát huy truyền thống đoàn kết, phát huy tiềm lực của toàn trường để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Xây dựng Văn hoá nhà trường, xây dựng ý thức thực hiện và tôn vinh sự thể hiện các giá trị cơ bản để thực hiện sứ mệnh của nhà trường .

- Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với địa phương, gia đình và xã hội, với các cơ quan, đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể và nhân dân.

- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường, các tổ công tác, các đoàn thể trong việc thực thi nhiệm vụ và phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung của toàn trường.

2. Các giải pháp cụ thể.

2.1.  Tổ chức bộ máy.

- Kiện toàn và ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trường, bố trí, phân công nhiệm vụ hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của mỗi CB,GV,NV phù hợp với hoàn cảnh, tạo điều kiện để CB,GV,NV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ bộ môn, tổ văn phòng trong nhà trường.

2.2. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt; có năng lực chuyên môn khá, giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách mẫu mực sư phạm;  đoàn kết, tâm huyết với nghề, có ý thức trách nhiệm xây dựng nhà trường phát triển.

- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, bồi dưỡng về chuyên môn - nghiệp vụ dạy học và quản lý bằng các hình thức tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, cử đi học, khuyến khích và tạo điều kiện để CB,GV,NV học tập nâng cao trình độ chuẩn đại học và sau đại học.

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của CB,GV,NV theo chuẩn nghề nghiệp, tiêu chí thi đua, đề nghị công nhận, khen thưởng đúng thành tích.

- Tập trung bồi dưỡng cán bộ quản lý từ trường đến tổ, chọn cử, bổ nhiệm và đề bạt bổ nhiệm, định hướng quy  hoạch cán bộ có tính kế thừa và lâu dài. .

- Không ngừng cải thiện môi trường làm việc thoải mái, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết và hợp tác, chia sẻ khó khăn.

- Tạo điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi CB,GV,NV yên tâm, tin tưởng, làm việc vì uy tín và danh dự của nhà trường.

2.3. Nâng cao chất lượng giáo dục.

- Nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh đúng chuẩn. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, rèn cho học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

- Tập trung huy động và duy trì số lượng, hạn chế bỏ học, yếu kém và lưu ban; định hướng và bồi dưỡng cho học sinh phương pháp học tập tích cực có sự hỗ trợ của phương tiện CNTT.

- Chuẩn bị lực lượng, điều kiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp theo nội dung đổi mới.

2.4. Tăng cường cơ sở vật chất:

- Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị, ĐDDH, phòng học, sân chơi, tu sửa dãy nhà 2 tầng cũ (sơn lại, sửa cánh cửa)

- Tiếp tục bổ sung phương tiện, trang thiết bị công nghệ thông tin hàng năm đủ điều kiện dạy học theo Đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể; phát huy hiệu quả sử dụng làm việc qua mạng.

- Kiến nghị tiếp tục đầu tư tu sửa, xây dựng CSVC trường học (chuyền về 1 khu), đáp ứng nhu cầu dạy - học và Kiểm định chất lượng công nhận trường đạt CQG theo Thông tư 18/2018 của Bộ GD&ĐT.

2.5.  Kế hoạch - tài chính.

- Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của  nhà trường.

- Xây dựng phương án chi tiêu nội bộ nguồn ngân sách phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ từng năm học; thực hiện tốt phương án chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, thu hút ngoại lực .

- Huy động và sử dụng đúng mục đích các nguồn lực từ xã hội hóa giáo dục.

2.6. Tuyên truyền và  quảng bá về nhà trường.

- Mở trang website của trường để quảng bá trên mạng. Cung cấp thông tin về hoạt động giáo dục của trường, gửi bài trên Website của Phòng GD&ĐT, viết bài gửi các báo và tạp chí; khuyến khích giáo  viên  tham gia các hoạt động của ngành, các Hội thi cấp huyện, cấp tỉnh, hoạt động xã hội, cộng đồng.

- Xây dựng và phát huy truyền thống, văn hóa nhà trường, quảng bá hình ảnh nhà trường bằng nhiều hình thức, phương tiện và lực lượng tham gia; ghi nhận sự thành đạt của từng thế hệ học sinh sau khi học hết bậc THCS, học lên THPT hoặc theo cách hướng nghiệp.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Xây dựng và triển khai Kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 đến toàn thể CB,GV,NV nhà trường, báo cáo, trình UBND xã, phê duyệt thông tin đến  các tổ chức, đoàn thể địa phương, học sinh, cha mẹ học sinh và nhân dân tạo sự đồng thuận và quan tâm của xã hội, tạo điều kiện để nhà trường thực hiện kế hoạch từng năm học theo lộ trình Kế hoạch chiến lược phát triển.

2. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường bao gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng các tổ, đứng đầu các đoàn thể. Hàng năm có thể bổ sung thành viên nếu có thay đổi về nhân sự.

3. Ban chỉ đạo bố trí phân công trách nhiệm thực hiện kế hoạch chiến lược, điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

4. Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch từng năm học bám sát nhiệm vụ năm học và mục tiêu, lộ trình thực hiện Kế hoạch Chiến lược phát triển nhà trường đã xây dựng.

VI. VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN THAM GIA.

1.  Đối với Hiệu trưởng:

- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược; Thành lập Ban chỉ đạo triển khai và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện định kỳ hàng năm theo lộ trình; quản lý và xây dựng, phát huy các nguồn lực thực hiện kế hoạch .

- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình nghiên cứu có liên quan đến nhiều đơn vị, tổ chức .

2. Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể; phân công nhiệm vụ và kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của giáo viên; đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục; khắc phục những biến động về chất lượng giáo dục .

3.  Đối với tổ trưởng bộ môn, tổ trưởng Văn phòng:

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch của tổ từng năm học bám sát kế hoạch nhà trường hàng năm và Kế hoạch chiến lược phát triển; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ. Dự báo khả năng và đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển.

- Triển khai thực hiện nội dung bồi dưỡng thường xuyên hàng năm, nâng cao năng lực giảng dạy và giáo dục học sinh .

4.  Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược phát triển, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ đào tạo và năng lực giảng dạy, giáo dục, năng lực công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xây dựng, phát triển và quảng bá về trường mình.

5.  Các tổ chức đoàn thể trong trường:

- Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ của đoàn thể từng năm học, thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

- Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của đoàn thể mình thực hiện đạt mục tiêu và thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trong kế hoạch chiến lược; góp ý với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những giải pháp phù hợp để thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

6. Đối với học sinh: Không ngừng học tập, rèn luyện; tích cực tham gia các hoạt động giáo dục và phong trào thi đua của nhà trường, khắc phục khó khăn để vươn lên học tốt, có hoài bão và định hướng tương lai, rèn luyện kỹ năng sống để hoà nhập tốt với cuộc sống.

7.  Ban đại diện cha mẹ học sinh: Tham gia góp ý việc triển khai thực hiện Kế hoạch; cộng tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục, xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất và vận động xã hội hóa giáo dục; cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân tạo sự đồng thuận và ủng hộ việc thực hiện mục tiêu kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, quan tâm chăm sóc và tạo điều kiện tốt để con em học tập, được rèn luyện ở trường học và có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

Trên đây là toàn bộ "Kế hoạch chiến lược phát triển Trường THCS Yến Sơn giai đoạn 2021– 2025 và tầm nhìn đến năm 2030". Nhà trường sẽ xây dựng lộ trình, cụ thể hóa thành chương trình hành động, sát hợp với tình hình thực tế nhà trường, địa phương và yêu cầu phát triển của ngành, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) về “ Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hòa nhập quốc tế”.

Nơi nhận:

- UBND xã;  Phòng GD&ĐT (b/c );

- PHT, Các tổ bộ môn, tổ VP;

- Lưu: VT.

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Lê Thị Hương

                               PHÊ DUYỆT CỦA UBND XÃ YẾN SƠN                                                                    

Quê tôi

 

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
0